Cận thị – Cách Phát hiện và Giảm độ cận

1. Cận thị là gì?

Cận thị là một tật của khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết như nheo mắt để có thể thấy rõ. Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất đặc biệt là ở lứa tuổi đi học và thanh thiếu niên.

Mắt đóng vai trò là một thấu kính hội tụ và “hứng” ảnh lên trên võng mạc, thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị giác sẽ giúp não bộ nhận biết được hình ảnh. Ảnh của vật thông qua thấu kính của mắt cận thị sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì tại võng mạc, do đó ảnh sẽ bị mờ.

Trong quang vật lý học, điểm cực viễn là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết, điểm cực cận là điểm gần nhất mà mắt có thể ghi nhận ảnh rõ nhất sau khi điều tiết tối đa. 

Đối với mắt bình thường, điểm cực viễn sẽ là ở vô cực, điểm cực cận sẽ vào khoảng 25 cm. Còn ở mắt cận thị thì cả điểm cực cận và cực viễn đều bị dời gần lại. Khi đó, người ta sẽ xác định được độ cận diop bằng phép tính 1/OCv (OCv là khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn).

2. Dấu hiệu của cận thị nhẹ dễ phát hiện

Triệu chứng ban đầu của cận thị là mau mỏi mắt, nhìn xa bị nhòe, thường phải nheo mắt, rất dễ đau đầu.

Thông thường, các dấu hiệu khi bị cận thị nhẹ dễ bị bỏ qua do nhầm lẫn với các dấu hiệu của sự căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, cận thị thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi chưa tự ý thức phát hiện tình trạng cận ban đầu. Vì vậy, phụ huynh nên để ý đến con cái qua các dấu hiệu lúc cận thị nhẹ để có những biện pháp khám và can thiệp kịp thời, tránh để cận thị tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống. 

Một số dấu hiệu phát hiện cận thị sớm dưới đây:

  • Nhìn mờ với các vật ở xa: Đây là dấu hiệu của cận thị đặc trưng và phổ biến nhất. Khi bị cận sẽ khiến người bệnh phải tiếp cận gần các vật thì mới có thể nhìn rõ. Điển hình như khi ở một khoảng cách xa nhất định, người bị cận thị không thể nhận ra các biển báo, khuôn mặt. Với những trẻ đang đi học, cận thị khiến trẻ không thể nhìn thấy chữ trên bảng, thường xuyên cúi sát mặt xuống bàn để đọc, viết. Bên cạnh đó, những người bị cận thị thường được phát hiện khi xem tivi, điện thoại, máy tính ở khoảng cách gần hơn bình thường, dễ bị mỏi điều tiết. 
  • Thường xuyên nheo mắt: Khi mắt nhìn mờ, người cận thị thường có thói quen nheo mắt để nhìn rõ hơn. Lý do là vì nheo mắt sẽ làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua và tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc. 
  • Nhanh mỏi mắt: Khi bị cận thị nhưng chưa đeo kính, trẻ phải liên tục điều chỉnh cơ mắt, nheo mắt để nỗ lực nhìn những vật ở xa. Điều này khiến cơ mắt phải làm việc và hoạt động nhiều, dẫn đến mỏi mắt. Mỏi mắt khiến trẻ phải nháy mắt liên tục; cũng có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mắt, ngứa hoặc khô mắt.

Bài viết sau đó